QualitiesOfLove-Buddha

Sống với trí tuệ và lòng bi mẫn

Xuyên qua lịch sử, chúng ta đã thấy có nhiều nhân vật đã khám phá được chân lý, những người này đã biểu lộ một cảm xúc trọn vẹn bắt nguồn từ sự nhận thức rõ ràng và tình yêu thương. Khi chúng ta nghe đến những con người phi thường như thế, hoặc nếu như chúng được may mắn được một trong những người ấy, chúng ta nhận thấy ở trong bản thân họ có một năng lực tiềm ẩn mà trong mỗi người chúng ta đều có; chúng ta nhớ lại bản chất thật của mình. Sự tu tập thiền định mang lại trí tuệ tiềm ẩn của chúng ta và lòng bi mẫn với cuộc sống. Một khi được phát triển qua sự tu tập, những phẩm chất này nâng cao lên niềm khát khao không cưỡng lại được để giúp đỡ kẻ khác. Sự hiểu biết về mối tương trợ lẫn nhau của chúng ta với tất cả chúng sinh, và những hành động đó tuôn chảy một cách tự nhiên từ sự kiện này, rồi cũng tiếp tục đưa chúng qua quay trở lại bản chất thật của mình, tạo ra sức mạnh lòng biết ơn và sự tỉnh giác sâu sắc. Năng lực tinh thần này biểu thị trong cuộc sống của chúng ta, trong thế giới riêng biệt hàng ngày của chúng ta. Sống bằng sự tu tập qua hành động chân thành và sự hiểu biết phát sinh tự nhiên do bởi sự dốc lòng đối với sự giải thoát của bản thân mình và cho đến sự giải thoát của tất cả chúng sinh. Trong thực tế chúng ta có thể sống với một tấm lòng rộng mở như thế gian.

CUỘC CÁCH MẠNG CỦA ÐỨC PHẬT

Những lời dạy của Ðức Phật cách đây hơn 2500 năm vào lúc đó cấu trúc của xã hội Ấn Ðộ được xây dựng trên một hệ thống triết học cứng nhắc. Theo quan điểm của thế giới được phổ biến vào thời đó, mọi việc đều thuộc về một phạm trù có một bản chất đặc biệt và một bổn phận tương ứng, hoặc một mục đích trong cuộc sống. Ví dụ, người ta xem nó như là bản chất hoặc bổn phận của lửa là để đốt cháy và của đá là cứng, của cây cỏ để mọc và màu xanh, và của bò là ăn cỏ và tạo nên sữa. Trách nhiệm của mỗi con người là nhận ra bản chất của riêng nó và tuân theo một khuynh hướng lý tưởng đặc biệt đối với họ. Khuynh hướng này được xem là một chân lý bất di bất dịch.

Theo khuynh hướng xã hội, khái niệm này được chuyển đổi thành hệ thống đẳng cấp. Người ta sanh ra đã được định trước số phận để đáp ứng bản chất nào đó. Nó là bổn phận của những tầng lớp nào đó hoặc những đẳng cấp của con người để cai trị, của tầng lớp Bà La Môn để làm trung gian với những thế lực thần thánh, và của một số người khác tham gia vào việc sản xuất thực phẩm và vật liệu hàng hóa. Với nhân sinh quan này, những hành động được quan niệm như là luân lý và phù hợp cho một giai cấp hoăc giới tính được cảm thấy hoàn toàn bất diệt với người khác. Nó thích hợp và lợi ích cho một người nam thuộc giai cấp Bà La Môn để đọc và nghiên cứu kinh điển, ví dụ như, trong lúc đó sự kiện này hoàn toàn bị ngăn cấm và được xem thật ghê sớm đối với một ai đó bị khai trừ ra khỏi đẳng cấp hoặc kẻ hạ lưu.

Theo bối cảnh xã hội này, đức Phật đã đưa ra giáo pháp có tính chất cách mạng này. Những gì Ngài đã giảng dạy bằng ngôn từ hợp với đạo lý là cơ bản, và nó vẫn còn bơ bản cho tới ngày nay. Ngài tuyên bố rằng việc duyên định một hành động có hoặc vô đạo đức là ý muốn của người thực hiện nó ý định phát sinh ra nó “Không phải do bởi sinh ra là một vị Bà La Môn, hoặc một kẻ vô gia cư”, đức Phật dạy, “nhưng bởi nghiệp. Thực tế, lời dạy này nói lên toàn bộ cấu trúc xã hội Ấn Ðộ – được nhiều người xem là bất khả xâm phạm – là hoàn toàn không có một ý nghĩa tâm linh chút nào.

Ðức Phật tuyên bố rằng chính hoàn cảnh thật sự đã tạo nên sự tốt đẹp của mỗi con người sự tốt đẹp của người đó đạt được nhờ nỗ lực cá nhân, chứ không phải bởi dòng giống, gia tộc. Không đặt thành vấn đề nếu bạn là người đàn ông hoặc đàn bà, sang hoặc hèn, người Bà La Môn hoặc kẻ hạ lưu – một hành động dựa trên lòng tham chắc hẳn sẽ gặp một loại nhân quả nhất định, và một hành động dựa trên tình thương chắc hẳn sẽ gặt được một loại nhân quả nhất định. “Một người Bà La Môn đích thật là người hòa nhã, khôn ngoan và quan tâm”, Ngài dạy, như vậy và hoàn toàn phủ nhận sự quan trọng của đẳng cấp trong xã hội, màu da, tầng lớp và giới tính để đổi lấy chuẩn mực đạo đức.

Ðức Phật tuyên bố rõ ràng rằng chúng ta không bị lệ thuộc vào bất cứ tiêu chuẩn khác biệt nào. Khổ đế và sự diệt khổ, bị ràng buộc thật sâu xa đối với hành vi đạo đức của mình, là điều giống nhau cho tất cả mọi người chúng ta. Bất kể người đó đang hành động điều gì, ý định hoặc ý muốn phía sau hành động là hạt giống của nghiệp được gieo trồng. Sức mạnh thôi thúc (nghiệp lực) phía sau hành động như vậy được xem là khía cạnh có quan trọng và tác động mạnh nhất của hành động. Theo cơ bản, những ý định của chúng ta là một biểu hiện về sức mạnh của tâm chúng ta. Việc chuyển đổi sự thúc đẩy của chúng ta biến chuyển toàn bộ cuộc sống của chúng ta; hạnh phúc, mức độ quan hệ của chúng ta với người khác, sự tự do của chúng ta. Chẳng có một điều nào của sự biến này bị gắn chặt vào vẻ đặc biệt bên ngoài của chúng ta là ai, điều duy nhất là được giữ lại trong khả năng tiềm tàng không giới hạn về những gì mà chúng ta có thể thành tựu.

Bằng cách phủ nhận quyền lực tâm linh đó và khả năng được dành cho một tầng lớp đặc biệt, đức Phật chấp nhận rằng chúng ta không cần một ai khác nữa để làm trung gian với thần thánh, chúng ta không cần một giai cấp đặc biệt mà bổn phận của họ đã là đi sâu vào tâm linh. Tâm linh ở trong khả năng của mọi người; nó là bổn phận của mọi người, là vai trò của mọi người. Tất cả mọi người có thể sử dụng sức mạnh tỉnh giác cho sự giải thoát của bản thân; chân lý của chúng ta là một sự thật “tự chứng ngộ”; đức tin của chúng ta được thử thách và được cố gắng bởi cảm nhận của bản thân. Một công việc có hiệu quả mạnh mẽ nhất đầu tiên được thực hiện bằng tâm, bởi vì tâm là người tiên phong cho tất cả mọi yếu tố của cuộc sống. Bằng cách vạch rõ cho chúng ta thấy sự quan trọng về những ý định của mình, đức Phật cho thấy rõ rằng mỗi người chúng ta đều có bổn phận đối với tâm của chúng ta, và do đó đi đến sự giải thoát của bản thân ta. Một quan điểm vô cùng quen thuộc ở Ấn Ðộ xa xưa cho rằng sự ham muốn xác thịt phát sinh nơi tâm của người đàn ông là do lỗi của người đàn bà, là do kết quả sự cám dỗ của người nữ với người nam. (Có phải điều này nghe có vẻ quen thuộc thậm chí cho đến ngày nay phải không?). Ðức Phật phản bác quan điểm này bằng cách dạy rằng, bất cứ đối tượng nào, bản chất ham muốn phát sinh trong bất cứ tâm của người nào đều giống như nhau, và sự chọn lựa bằng cách nào để đáp lại là trách nhiệm của người đó do sự ham muốn trong tâm của người đó sinh khởi. Cuối cùng, việc chối bỏ trách nhiệm đơn thuần chỉ kết án chúng ta là một người bị tước quyền trong cuộc sống của mình. Giải thoát là một năng lực tiềm ẩn có thật, nhưng chúng ta làm việc như thế nào với tâm của mình là tùy thuộc nơi chúng ta.

Chỉ bản thân chúng ta mới có thể biết những thôi thúc của mình. Trong bất cứ hành động nào những gì được người ta nhìn từ bên ngoài đơn thuần không khác hơn là một hành động. Nếu như tôi trao cho bạn một cuốn sách, bất cứ ai chứng kiến chỉ sẽ thấy bàn tay tôi đưa ra và tặng bạn cuốn sách. Tôi có thể cho bạn cuốn sách bởi vì tôi thích bạn và muốn bạn có nó. Tôi có thể cho bạn cuốn sách bởi vì tôi biết bạn cần cuốn sách. Tôi muốn và hy vọng rằng bạn sẽ thấy thích hợp để tặng nó làm vật trao đổi; tôi có thể cho bạn cuốn sách bởi vì chúng ta đang ở trong một căn phòng đông người và tôi muốn tỏ ra là một người rộng lượng; hoặc tôi có thể hành động từ nhiều động cơ thúc đẩy khác nhau. Sự khác biệt được nêu ra là một trường hợp điển hình và động cơ thúc đẩy của tôi sẽ trau dồi tính rộng lượng, hoặc một hình thức khác là tham. Trên cơ sở nhấn mạnh rằng giáo pháp đặt quan trọng sự giải thoát về việc chuyển đổi những ý định của một người, điều đáng phê phán là chúng ta biết rõ những gì về những ý định của chúng ta. Bởi vì ý định của chúng ta nằm trong sức mạnh của tâm, và khả năng thay đổi bản chất.

Trong lời dạy độc nhất này về sức mạnh của ý đức Phật đã phá vỡ cái bong bóng của giai cấp, xã hội; sự sai lệch của trách nhiệm; sự tôn sùng ngu muội về quyền lực tôn giáo, và sự phân định khả năng theo tiêu chuẩn bên ngoài. Trong lời dạy này Ngài trả lại khả năng giải thoát cho mỗi người chúng ta.

Trích tác phẩm: Thiền  Tâm Từ

Sharon Salzberg (Tỳ khưu Thiện Minh dịch)