Hung-Kings-Day

ƯỚC NGUYỆN CỦA CLB VĂN HÓA VIET RIGPA UNESCO

07

Bản sắc văn hóa của một dân tộc là những đặc trưng về văn hóa, về đời sống tinh thần dân tộc ấy, là những đặc biệt, độc đáo về tinh thần, về văn hóa, về cách sống và sức sáng tạo để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là hạt nhân của tinh thần sáng tạo của dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác, được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm cuộc sống và sự sáng tạo của các thế hệ.

Từ tháng 12-1986, nhân dân ta bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế đã và đang tạo ra những chuyển biến toàn diện và sâu sắc về văn hóa, xã hội: xuất hiện hàng loạt nhu cầu mới phong phú và đa dạng của nhân dân, đi liền với những điều chỉnh về chuẩn mực giá trị văn hóa – xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; những đòi hỏi ngày càng cao về nguồn đầu tư, phương tiện, công nghệ phục vụ các hoạt động văn hóa – xã hội.

Tình hình kinh tế – chính trị – xã hội ổn định… Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra điều kiện thuận lợi để nước ta phát huy ảnh hưởng tích cực của những giá trị truyền thống Việt Nam với bè bạn khắp năm châu, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao tầm vóc của mình trên trường quốc tế. Những thành quả văn hóa – xã hội trong đổi mới đang cổ vũ động viên nhân dân ta ra sức phấn đấu để đạt tới mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Chúng ta cần phải thấy rằng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc này chỉ có thể phát triển bền vững và phát huy đầy đủ bản sắc của nó trên cơ sở tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ của loài người, nền văn hóa tiên tiến phải là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nhưng không thể tách khỏi quan hệ với thế giới. Bởi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra tất yếu, xu thế đó là khách quan, mang tính thời đại, trước hết trong lĩnh vực kinh tế.

Không phải cứ có tăng trưởng kinh tế là tự nó giải quyết được các vấn đề văn hóa. Trong nhiều trường hợp có tăng trưởng kinh tế mà không có quan điểm đúng đắn về văn hóa thì thành quả tăng trưởng kinh tế cũng chệch khỏi các mục tiêu văn hóa, xã hội. Do đó, không phải chờ đến khi kinh tế phát triển mới giải quyết các vấn đề văn hóa, mà trong từng hoàn cảnh, điều kiện, bước đi của tăng trưởng kinh tế cần lựa chọn mức độ, hình thức và biện pháp phát triển văn hóa cho phù hợp.

Quá trình đó không phải chỉ diễn ra theo chiều thuận, mà có cả chiều nghịch. Nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển văn hóa đúng đắn thì việc mở cửa giao lưu sẽ dẫn đến nguy cơ sùng ngoại, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa chỉ còn là bản sao vụng về, mờ nhạt của một thứ văn hóa vay mượn, ngoại lai.

Hiện tại, có rất nhiều nền văn hóa cả từ phương Tây và phương Đông du nhập vào Việt Nam, trong đó có nền văn hóa của Vùng Himalaya. Trong tiếng Phạn, “Hima” có nghĩa là “tuyết”, còn “alaya” là “nơi ở “. Vùng Himalaya trải dài trên biên giới các quốc gia Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Pakistan được ví là nóc nhà thế giới, rặng tuyết sơn. Vùng đất này được tôn vinh bởi vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ, ban sơ, cũng là chốn linh liêng với di sản văn hóa truyền thống đặc sắc được bảo tồn gần như nguyên vẹn!

Để giới thiệu nền văn hoá vùng Himalaya một cách chính thống, nơi người dân có chỉ số hạnh phúc cao nhất trên thế giới đến với người dân Việt Nam, chúng tôi xin đề xuất thành lập câu lạc bộ Unesco Văn hoá Rigpa Himalaya.