phatgiao-org-vn-duc-dat-lai-lat-ma-gap-mat-nhom-phat-tu-VN-2

Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp đoàn phật tử Việt Nam tại Tu viện Tsuglagkhang

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi gặp mặt thân tình trong hai ngày với 580 phật tử Việt Nam tại Tu viện Tsuglagkhang (trụ xứ của đức Đạt Lai Lạt Ma).

Vào ngày 22/05/2018, đức Đạt Lai Lạt Ma có buổi gặp mặt một đoàn phật tử Việt Nam, bao gồm các hoạt động giảng pháp với chủ đề về cách đạt được bình an nội tâm, suy ngẫm những giá trị tích cực bên trong tâm hồn và quán đỉnh khẩu truyền cộng đồng đại viên mãn Trí tuệ Bạch Văn Thù Sư Lợi, cầu nguyện quốc thái dân an.

Đoàn Phật tử Việt Nam bao gồm 80 lãnh đạo doanh nghiệp, nghệ sĩ, trí thức và thành viên đoàn thanh niên Việt Nam và gần 600 người đến từ thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma huấn thị rằng: Những cảm xúc tích cực như từ bi và lòng vị tha cho chúng ta sức mạnh bên trong nội tâm. Sức mạnh bên trong làm giảm bớt sự sợ hãi và lo âu. Mặt khác, những cảm xúc tiêu cực như giận dữ và hận thù mang lại nỗi sợ hãi và phá hủy sự an tâm của chúng ta”.

Ngài nói thêm rằng con người vượt trội hơn động vật về khả năng tinh thần: Khi chúng ta nói về hạnh phúc, chúng ta không nói về kinh nghiệm ở mức độ cảm xúc, nhưng đạt được hạnh phúc về trạng thái tinh thần. Cảm giác hạnh phúc cũng được trải nghiệm bởi động vật. Là con người, chúng ta nên sử dụng khả năng tinh thần sâu sắc hơn để phân biệt nguyên nhân của hạnh phúc và khổ đau.

Ngài mô tả một trong những nguyên nhân gây ra cảm xúc đáng lo ngại là “Thái độ ấp ủ của con người”. Bởi thái độ tự ấp ủ này, chúng ta gây ra đau khổ cho bản thân. Tất cả những cảm xúc giận dữ và gắn bó cũng nảy sinh.

“Quý vị càng trân trọng người khác – những chúng sinh vô hạn trong không gian rộng lớn – quý vị càng có thể giảm được việc tự làm khổ bản thân mình”.

Nguyên nhân thứ hai, đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Chúng ta nắm bắt sự tồn tại độc lập trong mọi thứ”. Ngài nói chi tiết về bản chất tính không của mọi hiện tượng. Việc thực hành Phật pháp phải phản ánh trong tất cả những suy nghĩ và hành động của chúng ta.

Theo kết luận của ngài “về quan điểm triết học, triết học Phật giáo, đặc biệt là truyền thống Phật giáo dựa trên Đại học Phật giáo Nalanda là tốt nhất. Truyền thống này cung cấp một cách tiếp cận thực tế là truyền thống tôn giáo duy nhất có thể tự trao đổi qua đối thoại khoa học”.

Sau thời pháp thoại, đức Đạt Lai Lạt Ma đã quán đỉnh khẩu truyền cộng đồng Đại viên mãn Trí tuệ Bạch Văn Thù Sư Lợi cầu nguyện quốc thái dân an cho các phật tử Việt Nam. Đức Đại Viên Mãn Trí tuệ Bạch Văn Thù Sư Lợi có liên quan đặc biệt đến việc phát triển bồ đề tâm và có ý nghĩa trong việc phát triển triết học Tính Không.

“Vì sự khởi đầu này thuộc thể loại Tantra. Trong tantra, điều rất quan trọng là phải có dòng truyền thừa thuần túy của những trao truyền này. Liên quan đến sự cho phép khởi đầu của đức Đại Viên Mãn Trí tuệ Bạch Văn Thù Sư Lợi này, tôi nhận được từ Tôn giả Tadrak (1874-1952)”.

Thích Vân Phong

Nguồn: phatgiao.org.vn