DL-2014-11-01-Boston-G07

Sức mạnh của lòng từ

Vấn đề tất cả mọi người chúng ta thường gặp là: Rất nhiều người đã từng nhận được một nền giáo dục tuyệt vời nhưng họ vẫn không thể có hạnh phúc. Sự giáo dục có thể mang lại cho họ sức tư duy, phê phán nhiều hơn và những sự mong chờ lớn hơn. Nhưng rất khó để cập nhật được những gì từ sự mong chờ mang đến. Vì lý do này. Gần như tất cả đều rơi vào những sự lo âu và bất thoả nguyện. Nói rõ hơn: Nếu chỉ đơn thuần giáo dục. Chắc chắn không thể đảm bảo con người có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Vì thế, tôi chỉ xem giáo dục như là một công cụ phục vụ cứu cánh: Xây dựng hay hủy diệt.

Chắc bạn thường nghĩ: Mục tiêu của giáo dục gần như giúp chúng ta gia tăng khả năng phát triển về sự giàu có, sở hữu và quyền lực cho chính mình. Nhưng có được rất nhiều sự hiểu biết vẫn không đủ làm chúng ta hạnh phúc. Có rất nhiều vật chất hay quyền lực cũng không thể giúp chúng ta vượt qua những sự lo âu và bất thỏa nguyện. Thật sự, vẫn còn có những yếu tố khác trong tâm thức có thể làm nền tảng đưa đến một cuộc sống hạnh phúc hơn. Chắc chắn vẫn có một vài điều gì đó hữu hiệu cho phép chúng ta vượt qua  những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống bất định hướng này.

Tôi thường cho mình chỉ là một tu sĩ Phật học đơn giản. Nền giáo dục chính thống trong xã hội của tôi không bao quát. Nhưng tôi biết: Có điều gì đó trong nền tảng minh triết của Phật học. Tôi cũng biết mình chỉ là một người học trò lười biếng suốt những năm tháng đầu học tập. Cho nên sự hiểu biết của tôi về lãnh vực này cũng có giới hạn. Hơn nữa, tôi còn phải học thêm môn toán học, lịch sử thế giới và địa lý . . .

Thêm vào đó, vào thời niên thiếu tôi đã trải qua một cuộc sống gần như rất dễ chịu. Tuy Dalai Lama không phải là nhà triệu phú. Nhưng cuộc sống tôi vẫn dễ chịu. Chỉ đến khi Trung quốc xâm lăng và tôi buộc phải rời bỏ quê hương trong khi chỉ có một vài sự hiểu biết rất giới hạn về giáo huấn Phật học. Nhưng hoàn cảnh này đã cho tôi nhiều sự trải nghiệm khi phải giải quyết những vấn đề to lớn vượt quá khả năng nhỏ bé của mình.

Đột nhiên, một gánh nặng về trách nhiệm quá lớn đưa đẩy tôi vào sự luyện tập để đi đến những sự trải nghiệm. Trong suốt những tháng năm này, người bạn đáng tin cậy nhất của tôi chính là: Phẩm chất nội tại của lòng Từ. Chính lòng từ mang đến cho tôi sức mạnh nội tại và cũng mang đến cho tôi sự thật. Với sự thật bạn không có gì để che giấu và không lệ thuộc vào bất cứ dư luận nào. Nó mang đến cho bạn niềm tự tin. Từ đó chúng ta có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề vẫn không mất niềm hy vọng hay quyết tâm.

Dựa vào những gì đã trải nghiệm. Tôi có thể nói: Khi cuộc sống trở nên quá khó khăn. Nhất là phải đương đầu với một đống vấn đề. Nếu duy trì sự quyết tâm và sự nỗ lực  mãnh liệt. Tất cả những chướng ngại hay vấn đề nan giải trở thành những gì hữu ích cho bạn. Có thể nói: Tất cả những gì nan giải nhất đều là cơ hội tốt cho bạn lan rộng và đào sâu thêm sự trải nghiệm.

Vì thế tôi nghĩ: Lòng từ là sự cao quí nhất. Nhưng lòng từ là gì ? Có thể nói: Lòng từ bao gồm một cảm giác gần gũi và rất thân thiện với tất cả mọi người. Một sự tôn kính và trìu mến không cần sự phản ảnh thái độ mọi người đối với chúng ta. Đối với chúng ta, có được khuynh hướng trìu mến đối với mọi người là điều thật sự quan trọng.

Dạng thức cảm nhận gần gũi này cũng không làm kẻ thù hay những người nghĩ xấu có thể mở rộng thêm khuynh hướng tiêu cực về chúng ta. Mặc khác, lòng từ chân chính giúp chúng ta nhận ra: Tất cả mọi người cũng như mình đều muốn hạnh phúc và cuộc sống thành công. Không hề muốn đau khổ hay thất bại. Dạng thức đặc biệt cảm nhận và quan tâm này có thể mở rộng đến với bạn bè cũng như kẻ thù. Bất chấp cảm nhận họ đối với chúng ta như thế nào. Như thế mới thật sự là: Lòng từ chân chính.

Tình thương thông thường có khuynh hướng: Hoàn toàn thiên lệch và hòa lẫn với sự bám chấp. Cũng như tất cả những cảm xúc phiền não. Sự bám chấp không bao giờ dựa vào hiện thực mà dựa vào sự phóng chiếu của tâm thức. Từ sự bám chấp này sẽ đưa đến sự phóng đại về hiện thực. Thật ra, sự bám chấp cũng có một vài điều tốt nào đó. Nhưng những cái nhìn thuộc bám chấp sẽ phát sinh quan niệm: Khẳng định việc này một trăm phần trăm tốt hay xấu. Riêng lòng từ sẽ mang chúng ta đến gần với những gì được cho là hiện thực. Đây là sự khác biệt lớn giữa lòng từ và sự bám chấp.

Như thế, cho dù vấn đề to lớn như thế nào đi nữa. Chúng ta vẫn có thể vun trồng lòng từ. Dựa vào những gì tôi đã trải nghiệm. Câu trả lời của tôi là : Vâng, đúng như thế. Điều này rất có thể. Vì tất cả chúng ta đều đã sở hữu hạt giống của lòng từ trong bản chất của con người và cuộc sống.

Cũng vậy, sự sinh tồn của con người. Đặc biệt là ở những năm đầu cuộc sống của chúng ta rất nặng nề. Hoàn toàn lệ thuộc vào sự trìu mến và lòng từ của người khác. Hiển nhiên ngay từ giây phút đầu cuộc sống và tồn tại đến ngày hôm nay. Chúng ta phải nương nhờ vào sự chăm sóc của mẹ hay người nào khác. Chỉ cần bà chểnh mảng một hay hai ngày là chúng ta sẽ chết. Như vậy, là một  con người. Chúng ta phải biết sử dụng sự thông tuệ để có thể phát triển ý nghĩa về những gì đã chăm sóc trọn cả cuộc đời mình.

Hệ thống nhu cầu vun trồng và nâng cao phẩm chất tự nhiên rất cần thiết. Ngay bây giờ phải phải xem là vấn đề cấp thiết nhất trong cuộc sống. Trong thời buổi tiên tiến, thế giới phải tương liên trong vấn đề tồn tại. Vì thế, thế giới ngày cành thu hẹp. Bất kể những sự khác biệt về chính trị, ý thức hệ, tôn giáo. Có nghĩa: Con người trong thế giới cần phải làm việc và sống chung với nhau trong sự tương tác. Đây là sự thật. Và vai trò ứng xử trong cộng đồng quốc tế là : Phải biết ứng dụng lòng từ ái vào tất cả mọi lãnh vực.

Mỗi ngày, báo chí đều mang đến cho chúng ta những tin tức đổ máu và những hoạt động khủng bố. Những biến cố này không thể đến nếu không có nguyên nhân hay điều kiện. Những biến cố chúng ta đương đầu hôm nay. Theo tôi nghĩ có nguồn gốc từ những hoạt động lơ là từ thế kỷ XVIII – XIX và XX.

Nhưng tiếc thay. Một cách có chủ tâm, con người vẫn cố tìm cách leo thang và thôi thúc những hành động trả thù vì lợi ích chính trị. Như thế, con đường nào được xem là tốt nhất có thể đương đầu với sự hung bạo này ? Tôi có thể thuyết phục các bạn rằng: Nếu thông qua sự hung bạo con người sẽ  đổ máu nhiều hơn. Vì những vấn đề khởi đầu bằng sự hung bạo sẽ được đáp trả bằng hung bạo. Cho nên, chúng ta không thể giải quyết bằng sự hung bạo. Tại sao như thế? Vì bản thể sức mạnh lan rộng của sự hung bạo không thể dự báo trước hay ngăn chận được.

Thứ nhất : Chúng ta có thể khởi động và giới hạn sự hung bạo trong mục tiêu chính xác. Nhưng sau đó, từ từ sự hung bạo sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát không thể ngăn chận được.

Thứ hai: Sự hung bạo sẽ làm tổn thương người khác.

Như thế, sự tổn thương sẽ tạo thành nhiều hận thù. Và những ự hận thù này tự động quay trở lại làm nhân cho những vấn đề phức tạp trong tương lai. Nên chiến tranh là lối thoát chính thức cho sự hung bạo. Vào những giai đoạn xa xưa. Khi những quốc gia ít lệ thuộc vào nhau. Sự hủy diệt kẻ thù có thể được xem là sự chiến thắng thuộc về chính mình.

Nhưng trong ngày hôm nay. Sự tương liên sâu sắc với tất cả những quốc gia là điều tối cần thiết. Nếu được như vậy, vấn đề chiến tranh được xem là vô hiệu quả. Vì sự hủy diệt kẻ thù  cuối cùng trở thành tự hủy diệt mình. Mỗi khi chúng ta chạm phải xung đột hay cạnh tranh về một quyền lợi nào đó. Đương nhiên con đường độc nhất có thể giải quyết bằng sự đối thoại là : Nên ứng xử với nhau trong tính tương tác và cảm thông.

Có nghĩa: Mỗi một trong chúng ta phải biết tôn trọng sở thích, dục vọng và những gì cần thỏa thuận với đối tượng. Vì nếu chểnh mãng và không biết quan tâm đến quyền lợi của mọi người. Cuối cùng chính bản thân chúng ta sẽ rơi vào sự đau khổ. Có thể nói, vấn đề quan tâm đến lợi ích người khác là điều rất quan trọng.

Tôi thường nói với nhiều cử tọa khác nhau là: Thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ dành riêng cho sự hung bạo. Qua những gì đã trải nghiệm đến ngày hôm nay. Chúng ta thấu biết: Sự hung bạo không thể giải quyết được bất cứ vấn đề gì. Con đường duy nhất để giải quyết là: Hòa bình. Vì thế, thế kỷ thứ hai mươi mốt sẽ là thế kỷ của sự đối thoại. Muốn được như thế. Điều cần thiết là: Chúng ta phải kiên nhẫn và kiên quyết với những  viễn ảnh rộng lớn. Một lần nữa, lòng từ đóng vai trò quan trọng trong những vấn đề này.

Như tôi đã đề cập, đầu tiên lòng từ sẽ mang đến cho chúng ta sự tự tin. Lòng từ cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về quyền lợi của tất cả mọi người. Hơn thế nữa, lòng từ cũng mang đến cho chúng ta một tâm thức bình lặng. Với tâm thức bình lặng, chúng ta có thể thấy sự hiện thực rõ ràng hơn. Vì khi tâm thức bị những cảm xúc phiền não chi phối. Không thể nào chúng ta thấy sự thật và đi đến những quyết định tồi tệ. Nói chung, lòng từ mang đến cho chúng ta cái nhìn tổng thể về tất cả sự hiện thực.

Tôi tôn trọng thế giới riêng tư của những nhà lãnh đạo chính trị. Nhưng tôi nghĩ: Đôi lúc họ cần nhiều lòng từ hơn trong những quyết định của mình. Nếu chỉ một trong những lãnh tụ chính trị vun trồng lòng từ nhiều một chút. Có lẻ hàng triệu người vô tội có thể được sống trong hòa bình và hạnh phúc hơn. Nhiều năm gần đây, trong buổi lễ chính thức ở Ấn độ tôi gặp một chính khách từ một tỉnh thuộc miền Đông Bengal Ấn độ. Buổi hội thảo bao gồm sự tranh luận về đạo đức và tâm linh ông nói: Là một chính trị gia tôi không biết nhiều về những vấn đề này.

Có thể ông khiêm tốn. Nhưng tôi vẫn trách ông một cách nhẹ nhàng: Những nhà chính trị gia cần có tính tâm linh và nhiều đạo đức hơn chứ. Vì nếu một thực tập sinh tôn giáo ở vùng xa xôi làm điều gì đó có hại. Vấn đề này có thể không phát sinh nhiều hệ quả cho tổng thể. Nhưng nếu những nhà lãnh tụ và chính trị gia không chu đáo và từ bi. Quả thật rất nguy hiểm. Vì thế tôi tin rằng: Lòng từ không phải là vấn đề riêng thuộc về lãnh vực tôn giáo. Như một số người vẫn nghĩ: Lòng từ và tính khoan dung hoàn toàn thuộc về lãnh vực của tôn giá . Nhưng người có quan điểm tiêu cực về tôn giáo. Đương nhiên họ có thể cũng tiêu cực về tất cả sự việc. Đây là một sự lầm to lớn.

Cho dù chúng ta chấp nhận hay không chấp nhận tôn giáo vượt ngoài lãnh vực cá nhân. Nhưng càng sống lâu trên thế giới này. Những giá trị mấu chốt và sâu sắc không nên lãng quên. Giờ đây tất cả mọi người đều dành tất cả nỗ lực cho sự giàu có vật chất. Vấn đề này cũng tốt. Nhưng nếu hiện thời xem thường thế giới nội tại hay giá trị nội tại. Chắc chắn chúng ta không thể có được  hạnh phúc trong tương lai.

Vì thế, vấn đề kết hợp sự phát triển vật chất với những sự phát triển nội tại và giá trị nhân bản là điều tối cần thiết. Chúng ta càng ngày càng phát triển sự tôn trọng, tình thương và ý nghĩa sâu sắc về lòng từ để có một cuộc sống, mái ấm gia đình hạnh phúc. Cuối cùng thế giới sẽ được hạnh phúc thêm hơn. Chúng ta cần có những giá trị nội tại này. Và điều này phải là mục tiêu tối ưu cho nền tảng giáo dục ngày nay.

Đức Dalai Lama XIV