QualitiesOfLove-Buddha

Đạo Phật và Tình yêu

Yêu là gì? Giá trị của nó là gì? Có bao nhiêu thứ tình yêu? Tình yêu trong lời Phật dạy có khác với tình yêu hiểu theo nghĩa thông thường không? Ở cái buổi đầu tiên chúng ta hiểu tình yêu là gì? Ðây là những vấn đề chúng ta có thể bàn luận thậm chí trước khi chúng ta bắt đầu nói hay viết về tình yêu.

Người ta dùng rất nhiều từ ngữ để nói về tình yêu. Chúng ta viết về nó, nói về nó (nó là phần thiết yếu của từ ngữ hàng ngày), đọc về nó và coi nó như là điều rất cốt yếu trong cuộc sống. Chúng ta có những câu nói: “Tình yêu mang nhiều vẻ đẹp lộng lẫy, huy hoàng”, “Yêu nghĩa là không bao giờ nói câu hối tiếc”, “Tình yêu làm cho trái đất quay tròn” và có một khẩu hiệu như vầy: “Make love, not war” (làm tình, không tạo chiến tranh).

Bây giờ chúng ta trở lại vấn đề: “Tình yêu là gì? “. Tự điển định nghĩa tình yêu theo nhiều cách khác nhau nó như là cảm giác ấm áp, dịu dàng, cảm giác yêu thương sâu kín và trìu mến đối với người đó hay là sự yêu mến muốn gắn bó chặt chẽ, sự hiến dâng đến một người hay những người mình yêu; cảm giác ràng buộc của tình anh em và lòng thiện cảm đến tất cả mọi ngư?i, thường là tình cảm yêu thương nồng nhiệt thiết tha của người này đối với người khác, bằng sức lôi cuốn của nhục dục và giao phối.

Ðể phù hợp chúng ta sẽ bắt đầu thảo luận ở đây về định nghĩa của một loại tình yêu. Tình yêu nó là cảm giác nồng thắm, dịu dàng đối với kẻ khác, ước muốn họ được hạnh phúc. Nó là cảm giác dịu dàng, chăm sóc, và âu yếm; tình yêu không ích kỷ, không cần mong đợi có được đáp lại hay không; nó là tình cảm cao quí, vượt qua mọi hàng rào trở ngại của tín ngưỡng tôn giáo, giới tính, chủng tộc, quốc gia… Nó trải rộng đến tất cả mọi loài sinh vật sống trên vũ trụ, bao gồm: côn trùng, cá, động vật và những thức thể.

Tình yêu không phải là những mong muốn ti tiện hay tình cảm yêu thương gắn bó, chặt chẽ với một người; nó ngoài ý muốn nhục dục. Nó không phải là sự thỏa mãn về khoái lạc hay tình dục. Ðúng như vậy, chúng ta phải hiểu biết rằng giữa hai người yêu nhau phải có tình yêu, giữa những người chồng và những người vợ. Trong mối quan hệ giữa họ phải có sự chăm sóc, âu yếm và dịu dàng. Tình yêu của họ không thể có vụ lợi. Ðó là sự pha trộn của sức lôi cuốn mạnh mẽ về khoái lạc hay nhục dục.

f01d587130b5bc15280f113850660eb5

Tình yêu là sự chịu trách nhiệm về pháp lý của sự thay đổi, nếu một đối tượng không đáp ứng hay không thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn nhục dục với đối phương. Như thế điều này cho thấy rằng tình yêu là sự phụ thuộc nhau, giới hạn và chủ quan. Chúng ta coi nó là một tình cảm thấp hèn hay kém cao quí, không cao thượng, hoàn toàn là sự ích kỷ và mơ hồ. Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi thảo luận dưới đây.

Tình yêu dựa trên mặt chủ quan, nó cũng thích hợp để thảo luận về vấn đề của lòng ham muốn nhục dục. Thế lòng ham muốn nhục dục là gì? Một lần nữa tự điển định nghĩa rằng nó như là một sự thèm muốn để thỏa mãn những cảm giác, sự tham muốn về thể xác, thèm muốn tình dục; lòng tham muốn tình dục dữ dội đặc biệt như là đang tìm kiếm sự thỏa mãn không thể kiềm chế được, không sao cưỡng lại lòng thèm khát. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng tình yêu giữa hai người ở một chừng mực nhất định của lòng ham muốn nhục dục sẽ không thể tách rời nhau, chính tham muốn tình dục gắn liền với lòng khao khát được thỏa mãn những cảm giác, và đó như chúng ta biết cảm giác đó rất mãnh liệt và nó đang chế ngự, làm mù quáng dâng lên tình cảm yêu thương cuồng nhiệt và thậm chí lại là nỗi thất vọng. Nó có thể dâng lên cơn điên tiết vì ghen tuông, giận dữ và thất vọng khi người yêu phụ bạc hay khi tình yêu không được đáp lại.

Và vì vậy một lần nữa, đây không phải là loại tình yêu chúng ta sẽ thảo luận ở đây, vì đây là tình yêu vụ lợi và chinh phục để đạt được những ước muốn và lòng thỏa mãn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận có những cảm giác âu yếm, dịu dàng, chăm sóc và yêu thương giữa hai người yêu nhau, giữa những người chồng và những người vợ. Thậm chí họ có thể phụ thuộc, chịu tác động nhau và bằng sức lôi cuốn của nhục dục. Có thể đang khởi đầu từ một loại tình yêu cao quí, họ cũng có thể yêu trong sự hiểu biết hơn về một loại tình yêu cao quí hơn và cuối cùng là cảm kích và phát triển một loại tình yêu mà vượt qua mọi hàng rào trở ngại, sự giới hạn và hoàn cảnh.

Vì vậy, loại tình yêu mà chúng ta sẽ thảo luận dưới đây là tình yêu mà đang tìm kiếm và có sự vui thích trong việc đem lại hạnh phúc cho người khác. Nó là tình cảm cao quí, không ích kỷ, luôn mong đợi những kết quả tốt đẹp như những gì chúng ta đã ước muốn, không mong được đáp lại, thậm chí không cần sự cảm kích hay lòng biết ơn. Cho tình yêu chỉ vì lòng khoan dung, tình yêu được tìm thấy trong sự vui thích khi thấy niềm vui và hạnh phúc lóe lên trong mắt hay trên gương mặt của người khác (được xem như là thành quả của tình yêu và sự chia xẻ). Vì vậy có thể nói rằng chính đó là phần thưởng đầy ý nghĩa, khiến tất cả chúng ta cố gắng hơn và nó được đánh giá như là: “thành quả của tình yêu”. Luôn ước mong cho kẻ khác được mọi điều tốt lành, những bông hồng đỏ thắm luôn chào đón trên suốt chặng đường của họ và cầu mong cho họ không phải chịu những tổn thương hay đau khổ.

Vì vậy “công thức tình yêu” ở người Phật-tử truyền thống, chúng ta ước mong rằng: “Tất cả chúng sanh đều mạnh khỏe và hạnh phúc, tránh khỏi sự tổn hại và nguy hiểm. Thân, tâm đều an lành, không phải chịu đau khổ. Cầu mong mọi người quan tâm, chăm sóc nhau tràn đầy niềm hạnh phúc”.

Chính đời sống của Ðức Phật là một ví dụ điển hình của tình yêu bao la và lòng thương mến. Nó vượt lên trên hai đức tính: Mettà (tình yêu, Từ) và Karunà (lòng thương yêu trắc ẩn, Bi), và Ngài đã từ bỏ cuộc sống thế gian đầy xa hoa, vật chất và khoái lạc mà Ngài đang sống để đi tìm con đường giải thoát, chấm dứt mọi sự đau khổ. Sau khi tìm được giải pháp, Ngài chia xẻ nó đến tất cả chúng sanh, mong muốn họ nếm được mùi vị hạnh phúc của sự vô-não, hạnh phúc của Niết-Bàn mà họ có thể đạt được trong đời sống của mỗi người qua cái tâm trong sạch.

Và Ðức Phật đã tận tình khuyên bảo tất cả những môn đồ của Ngài hãy tiến xa và ban truyền lan rộng những lời dạy của Ngài đến được nhiều gười để mà họ có thể cũng nếm được mật ngọt củasự giải thoát. Chính Ngài là một bậc thầy vĩ nhân, sau khi giác ngộ Ngài đã đi hoằng pháp không biết mệt mỏi khắp nơi trên đất nước Ấn Ðộ, Ngài thuyết giảng cho mọi tầng lớp xã hội trong suốt 45 năm cho đến khi Ngài nhập Niết bàn ở tuổi 80.

Ðức Phật khuyến khích những tăng sĩ và môn đồ của Ngài hãy thường xuyên chiếu tỏa lòng yêu thương nhân ái. Ngài đề nghị với họ hãy để tràn ngập và lan khắp mọi nơi trên trên thế giới với một tâm hồn yêu thương mà như thể là: “đang tiến xa hơn, lan rộng khắp nơi và vô tận”. Bất cứ trong tư thế nào, dù đi, đứng, ngồi, nằm, Ngài cũng khuyến khích các môn đồ hãy thường xuyên rải tâm từ, bác ái đến tất cả chúng sanh.

Trong giáo pháp của Ðức Phật, không có chổ trống cho sự thù hằn hay ganh ghét, thậm chí cho dù một chút ít mảy may nào. Loại tình yêu như thế là một tình yêu tối cao và tối thượng. Thật không dễ dàng yêu một cách trọn vẹn toàn tâm, toàn ý, không mong đợi bất cứ sự đền đáp nào. Chắc chắn rằng đó là việc cực kỳ khó khăn để chúng ta phát triển tình yêu này đến mức độ đạt được sự trong sạch, thanh tịnh như Ðức Phật – tình yêu bao phủ lên toàn chúng sanh, nó không bừng cháy hay chai sạn mà nó lắng dịu và thậm chí được tôi luyện bằng trí tuệ và sự bình thản.

Chúng ta bắt đầu trau dồi loại tình yêu này khi chúng ta luyện tập thiền định lòng yêu thương nhân ái và minh sát Vipassanà. Mettà hay thiền định lòng yêu thương nhân ái là vũ khí đặc biệt có hiệu quả để chống lại sự thù hằn và nóng giận. Và qua luyện tập thiền định Vipassanà, tình yêu và lòng thương cảm cũng có thể đơm nụ, nở hoa khi chúng ta đồng cảm và gắn chặt vận mệnh với nhau mà tất cả chúng ta đó đều là những người bạn đồng hành khổ đau trong samàra, hay nói một cách khác chúng ta đều là những người cùng hội cùng thuyền. Ở những trang sau chúng tôi sẽ gói gọn vấn đề thảo luận của chúng tôi ở phần sự phát triển của Mettà. Luyện tập thiền định Vipassanà cũng được chúng tôi đề cập ở quyền sách khác tựa đề “Hoan nghênh đến Vipassanà”

Trích: Curbing Anger, Spreading Love

Bhikkhu Visuddhàcàra