87247700

Tây Tạng vùng Văn hóa Phật giáo

Sở hữu những ngọn núi cao, hiểm trở vào hàng bậc nhất thế giới, và nhiệt độ vào mùa đông có khi xuống âm vài chục độ C, có thể nói Tây Tạng như là một thế giới hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài xô bồ, ồn ào và hối hả. Đây là nơi mà con người có thể tìm về cội nguồn của chính mình và được mệnh danh là vùng đất của ánh sáng.

1. Những nét đặc biệt trong văn hóa Tây Tạng

Tây Tạng là một quốc gia tự trị của Trung Quốc, với hơn 90% dân số là tín đồ Phật giáo. Nếu bạn lo lắng về việc an ninh tại đây thì hoàn toàn có thể an tâm, một nét rất độc đáo tại đây chính là an ninh ở đây tốt đến mức tối bạn có thể ngủ mà không cần đóng cửa, và rớt đồ cũng không ai nhặt. Tôn giáo chủ yếu ở đây là Phật giáo và người dân thường rất hiếu khách. Tại nhiều quốc gia việc hai người đàn ông dắt tay nhau sẽ thường dễ bị người khác ngộ nhận là đồng tính nhưng tại Tây Tạng thì không, đa phần người dân rất quý khách đến thăm, và khi đưa khách đi đây đó tham quan, chủ nhà thường dắt tay khách để thể hiện sự quý khách của mình.

Một điểm cần lưu ý đó là khi đến đây bạn không nên tùy tiện sờ vào đầu bất kỳ ai kể cả trẻ con. Vì theo quan niệm của người dân tại đây thì sờ đầu là hành động chỉ dành cho các đấng thiêng liêng, nếu bạn không phải là một Lạt ma thì không nên làm điều này. Tại đây các vị Lạt ma được ví như phật sống và được kính trọng tuyệt đối. Hành động sờ đầu là hành động được hiểu như ban phúc và thánh ơn.

Khi bạn mời một người Tây Tạng ăn hay uống một món gì đó, nếu như thấy họ ngửa bàn tay lên thì đó là một cách biểu hiện của việc họ đã cảm thấy no, không nên thêm nữa chứ không có nghĩa là xin thêm. Khắp nơi bạn có thấy rất nhiều các tăng sĩ, họ thường tụ họp với nhau để trao đổi biện luận về phật pháp. Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ họ còn thường xuyên sử dụng hình thể của mình để biểu đạt. Một vùng đất yên bình thánh thiện tuyệt đối, đó là những gì mà bạn có thể cảm nhận được khi lần đầu tiên đặt chân đến đây.

2. Lhasa: Thành phố thiêng liêng, vùng đất của ánh sáng

Lhasa là một thành phố tôn giáo tự trị độc lập, còn được biết đến với cái tên thành phố của sáng bởi đây là nơi có ánh sáng mặt trời chiếu rọi nhiều hơn bất kỳ nới nào thế giới. Thành phố này nằm trên một cao nguyên khá cao và vào mùa đông có tuyết phủ khá dày đặc. Kể cả khi đến mùa hè thì thời tiết ở đây cũng khá “mát” chứ không nóng. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy mặt của người dân ở đây thì ửng đỏ nhiều nơi. Đó là do không khí ở đây loãng và khá lạnh nên có đặc điểm này. Ngay cả đi du lịch đến đây vào mùa hè bạn cũng không nên chủ quan mà phải mang theo áo khoác nếu như không muốn bị cháy đen da.

Tôn giáo chính yếu ở đây là Phật giáo và người dân ở đây rất sùng đạo, những nơi linh thiêng đều được giữ gìn duy trì cẩn thận do đó tại đây trải qua cả ngàn năm, nhiều đền đài, thánh điện cổ vẫn còn tồn tại khá nhiều trong xã hội hiện đại.

Vùng đất này có thể nói là một sự giao nhau tuyệt vời giữa thiên nhiên, đất trời và con người, nơi đây còn là dấu tích của nhiều bậc chân sư vĩ đại, những dấu tích về lịch sử phật giáo nên nó đã trở thành một nơi hành hương chiêm bái của khá nhiều du khách trên thế giới. Mặc dù Phật giáo được truyền qua khá nhiều quốc gia nhưng tại Tây Tạng lại có nét đặc trưng hoàn toàn riêng biệt. Người đứng đầu và được hầu hết người dân tôn trọng chính Đạt lai lạt ma, phật sống của toàn dân Tây Tạng và được nhiều quốc gia khác kính trọng bởi trí tuệ, lòng từ bi bác ái, người luôn không mệt mỏi trong việc đấu tranh cho hòa bình và mang đến nhận thức mới cho con người về sự nhiệm màu của sự sống.

3. Cung điện Potala

  

Một trong những nơi bạn phải đặt chân đến ngay khi đến đất nước này chính là cung điện Potala, nơi sinh sống và thờ phượng tất cả các vị Đai La Lat Ma nhiều đời. Cung điện này đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hóa vĩ đại của thế giới. Nó được xây dựng dọc theo sườn đồi đỏ về phía nam. Tổng thể toàn bộ kiến trúc của cung điện vô cùng tinh tế và có nét gì đó rất trang nghiệm.Tường có màu đỏ sậm và trắng, mái được mạ vàng khi mặt trời lên ánh sáng sẽ chiếu vào và làm cho tòa lâu đài trở nên rực rỡ chưa từng có.

Điểm cao nhất của tòa cung điện là 199 mét, tổng diện tích là 360.000 m2. Bậc thang được viền đỏ và chạy dài khắp cung   điện mang đến một cảm giác vô cùng sống động. Theo như lịch sử Tây Tạng ghi lại thì vào năm 630, Songtsan Gambo vị vua Tây Tạng lúc bây giờ đã di chuyển thủ đô về Lhasa sau đó cho xây dựng cung điện Potala để cưới công chúa Wencheng.

Cung điện Potala mà hầu hết chúng ta nhìn thấy hiện nay là cung điện đã được xây dựng lại dựa trên cung điện cổ đã bị chôn vùi vào thế kỹ thứ 7, sau khi Đai La Lạt Ma thứ 15, Lobsang Gyaico, lên cai trị , ông đã cho xây dựng lại cung điện này vào mùa xuân năm 1645. Năm 1693 thì cung điện hoàn thành. Cung điện này được bao gồm có cung điện trắng ở phía bên ngoài và cung điện đỏ ở trung tâm. Theo như những được ghi nhận lại thì đê xây dựng nên cung điện này thì đã phải dùng đến 7000 thợ thủ công và 66,154 kg vàng.

 Cung điện trắng bên ngoài thì rất tự nhiên và sử dụng các mẫu trang trí bình thường nhưng riêng cung điện đỏ thì toàn bộ đều được trang trí bằng các hình ảnh về tôn giáo và minh họa cho các sự kiện lịch sử tôn giáo. Hiện nay cung điện này được rất nhiều du khách đến thăm và nơi thiêng liêng thờ phượng các vị Đai La Lạt Ma quá cố. Cung điện này là một điểm nhấn nổi bật tại Tây tạng và là nơi ở của nhiều vị Lạt ma vĩ đại. Nó còn là minh chứng sống động cho nhiều chuỗi sự kiện quan trọng trong lịch sử Tây Tạng.

Sưu tầm